Hi88 C: Trang Chủ

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Quy định cụ thể việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ ba - 07/11/2023 14:59 406 0

Liên quan tới các quy định về đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai (Bộ TN&MT) – thành viên Tổ biên tập Dự án Luật về vấn đề này.

PV: Dự thảo Luật đất đai sửa đổi lần này đã có những quy định nào để tháo gỡ những tồn tại về chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc tộc trong thời gian qua, thưa ông?

Ông Lê Văn Bình: Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (hồi tháng 6/2023), quy định về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã rõ nét song một số quy định vẫn còn mang tính chất chung, chưa được cụ thể, chưa thể hiện các cái giải pháp để thực hiện.


img_9023.jpg

Ông Lê Văn Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai (Bộ TN&MT)

Do đó, trên cơ sở ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Bộ TN&MT đã đã phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan chủ trì thẩm tra dự án luật), Hội đồng dân tộc của Quốc hội nghiên cứu hoàn thiện quy định về đất đai cho đồng bào dân tộc số tương đối rõ và cụ thể.

Cụ thể, về chính sách của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc, dự thảo quy định rất rõ là việc giao đất lần một; việc giao đất, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số không có đất, thiếu đất; quy định trách nhiệm của các cái cơ quan từ cấp xã, cấp tỉnh đến Trung ương; quy định rõ nguồn lực để thực hiện chính sách này.

Đặc biệt Dự thảo đã bổ sung 1 hành vi bị nghiêm cấm là nghiêm cấm vi phạm chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số để ngăn chặn những cái hành vi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của đồng bào đối với trường hợp mà đồng bào được giao đất hỗ trợ.

Bên cạnh đó, Dự thảo có quy định bổ sung Nhà nước có thể thu hồi đất để thực hiện cái dự án tạo quỹ đất để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số. Quy định cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất, trong đó, trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải xác định cái quỹ đất để thực hiện chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, và quy hoạch đó phải được thể hiện đến kế hoạch sử dụng hàng năm

Ngoài ra, Dự thảo Luật còn có quy định rà soát đất do các cái tổ chức sử dụng đất, ví dụ như quy định về việc rà soát quỹ đất do các cái công ty nông, lâm nghiệp đang sử dụng mà có nguồn gốc từ các nông, lâm trường trước đây để yêu cầu các đơn vị đó phải lập phương án sử dụng đất, sau đó, UBND thẩm định và yêu cầu các công ty phải trả lại những quỹ đất sử dụng không đúng mục đích, cho thuê, cho mượn không đúng, để bị lấn chiếm, sử dụng không hiệu quả… để chúng ta sử dụng quỹ đất đấy và ưu tiên giao cho đồng bào để giải quyết chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số.

PV: Thưa ông, trong thời gian qua, một số địa phương phản ánh về hết quỹ đất để thực hiện chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, vậy Dự thảo đã có quy định nào để giải quyết vấn đề này?

Ông Lê Văn Bình: Đúng như phản ánh của các địa phương cũng như ý kiến của người dân, hiện nay đất của chúng ta gần như chỗ nào cũng có chủ. Cho nên nếu muốn có quỹ đất để giao cho người khác thì lại phải thu hồi đất của những người đang sử dụng. Vậy Dự thảo Luật đất đai sẽ nhắm tới đối tượng nào để mà thu hồi?

Chủ trương pháp luật đất đai sẽ nhắm tới các tổ chức sử dụng đất không hiệu quả, lãng phí đất đai, kể cả doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước. Nhà nước sẽ lập phương án rà soát lại quỹ đất này để bàn giao lại cho địa phương. Quỹ đất này sẽ được ưu tiên sử dụng để thực hiện chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số.

chu-nhiem-uy-ban-khoa-hoc-cong-nghe-va-moi-truong-cua-quoc-hoi-le-quang-huy(1).jpg

Bên cạnh đó, quỹ đất của các cái công ty nông, lâm nghiệp sử dụng không hiệu quả cũng sẽ được rà soát, bố trí, sắp xếp, quy hoạch để đồng bào sử dụng. Trong phương án, dự thảo Luật quy định rõ nội dung của phương án diện tích đất dự kiến giữ lại và phải phù hợp với cái phương án sản xuất kinh doanh của anh, những cái đất nào trả về địa phương.

Ngoài ra diện tích nào để bị lấn chiếm, cho thuê, cho mượn không đúng quy định của pháp luật, cũng phải liệt kê vào đó. Sau đó, UBND cấp tỉnh sẽ thẩm định phương án và phê duyệt phương án, trên cơ sở quỹ đất để trả lại cho địa phương sẽ giao cho UBND cấp huyện quản lý để thực hiện giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất.

Bên cạnh đó, về trường hợp thu hồi đất để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì cũng không loại trừ trường hợp chúng ta lập một dự án, trong đó sẽ có cả phần đất của các tổ chức, của cả cá nhân để thu hồi đất để bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

PV: Cuối cùng, xin ông cho biết, sau khi Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua, Bộ TN&MT và các địa phương cần làm gì để các quy định về chính sách đất cho đồng bào dân tộc thiểu số sớm đi vào cuộc sống?

Ông Lê Văn Bình: Sau khi Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua, chúng ta có rất nhiều việc cần làm.

Thứ nhất là Chính phủ sẽ ban hành các quy định chi tiết, trong đó có các quy định chi tiết về các chính sách sách cho đồng bào dân tộc thiểu số và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở các địa phương, để đồng bộ với Luật Đất đai có hiệu lực thi hành thì lúc đó chúng ta sẽ tổ chức thực hiện.

Thứ hai, để các cấp, các ngành và nhân dân nắm được các quy định của pháp luật, ở cấp Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật cả cho cơ quan quản lý và người dân. Qua đó, sẽ giúp cho luật được thực hiện tốt hơn.

Thứ ba, là việc giám sát trong quá trình thi hành pháp pháp luật. Theo đó, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... và nhân dân cũng có quyền giám sát việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để đồng bộ với các quy định của pháp luật, để đảm bảo điều kiện thực hiện của pháp luật.

Thứ tư, cần bố trí nguồn lực để thực hiện.

Nếu chúng ta thực hiện tốt 4 nhiệm vụ này sẽ giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa có cuộc sống ổn định, có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Trân trọng cảm ơn ông!

 

Tác giả: Trần Thị Mai Phương

Nguồn tin: Bộ Hi88 C: Trang Chủ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay5,283
  • Tháng hiện tại112,913
  • Tổng lượt truy cập6,558,360
Quan trắc nước
cong bo lay nuoc sinh hoat
Đấu giá quyền sử dụng đất
Quan trắc không khí
dich
Bo TNMT
Mail bp
portal
bao bp
vi pham đât
thôn gtin tuyen truyen
lay y kien nhan dan
Cổng thông tin điện tử tổng hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bình Phước
Quy bvmt
quan trac
Ngày Chuyển đổi số tỉnh Bình Phước và Tháng tiêu dùng số năm 2023
vpdk
Quy Hoạch- Kế Hoạch Sử Dụng Đất
hotline
CTNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây