Theo đó, dự án “Chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường (giai đoạn 1)” được phê duyệt với nội dung chủ yếu như sau:
Tên dự án: Chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường (giai đoạn 1)
Chủ đầu tư: Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường
Tổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Khang Phát
Mục tiêu đầu tư:
Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện hạ tầng số, phát triển các nền tảng số, đảm bảo an ninh, an toàn dùng chung theo hướng hiện đại, đồng bộ góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình Chuyển đổi số tài nguyên môi trường cũng như Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng và hoàn thiện các trung tâm dữ liệu của Bộ với các tiêu chí hiện đại, thông minh, kế thừa, sử dụng hiệu quả, đồng bộ, có tốc độ cao, an toàn, an ninh mạng, kết hợp giữa mô hình tập trung và phân tán, trên nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; đảm bảo kết nối, thu nhận dữ liệu, cung cấp năng lực lưu trữ, phân tích, xử lý, tính toán và kết nối chia sẻ dữ liệu thông tin tài nguyên và môi trường theo thời gian thực.
- Cung cấp các nền tảng công nghệ số phục vụ giải quyết các bài toán nghiệp vụ cũng như phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ.
- Bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống công nghệ thông tin của Bộ phù hợp theo mô hình 4 lớp; đảm bảo 100% máy chủ của Bộ được triển khai giải pháp phòng chống mã độc; 100% hệ thống thông tin cấp độ 3, 4, 5, hệ thống thông tin quan trọng quốc gia được giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
- Xây dựng, đổi mới các hệ thống thông tin phục vụ phát triển Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường.
- Tập trung ưu tiên chuyển đổi số một số lĩnh vực quan trọng như đất đai, khí tượng thủy văn, môi trường... phục vụ công tác quản lý nhà nước, nhu cầu của xã hội.
Quy mô và nội dung đầu tư:
Quy mô:
a. Phát triển hạ tầng số
- Xây dựng hoàn thiện hạ tầng số, các Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số của ngành tài nguyên và môi trường với tiêu chí hiện đại, thông minh, kế thừa, sử dụng hiệu quả, đồng bộ, quy mô quốc gia, có tốc độ cao và tính sẵn sàng cao.
- Đầu tư các giải pháp tính toán, lưu trữ dữ liệu trên công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) kết hợp giữa mô hình tập trung và phân tán; sẵn sàng kết nối với Hệ thống đám mây của Chính phủ, địa phương, bộ, ngành; có thể tích hợp với dịch vụ đám mây của các nhà cung cấp (trong nước và quốc tế); bảo đảm kết nối, tự động hóa thu nhận dữ liệu trên nền tảng IoT; cung cấp khả năng quản lý, lưu trữ trên nền tảng dữ liệu lớn.
b. Xây dựng nền tảng số
- Đầu tư và hoàn thiện xây dựng một số nền tảng công nghệ có khả năng cung cấp năng lực phân tích, xử lý dữ liệu lớn (Big data), tính toán bằng công nghệ AI; các nền tảng thông minh cho công tác dự báo, cảnh báo, phân tích, tổng hợp, thống kê nhằm cung cấp, chia sẻ dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường theo thời gian thực phục vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng hệ thống xác thực điện tử dùng chung toàn ngành trên cơ sở kết nối với nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử quốc gia.
- Xây dựng nền tảng họp trực tuyến, nền tảng đào tạo trực tuyến hỗ trợ làm việc từ xa trên môi trường số.
c. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin
- Đầu tư nâng cấp và bổ sung các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin thế hệ mới đảm bảo cho các Trung tâm dữ liệu của Bộ và các hệ thống thông tin tại các đơn vị trực thuộc Bộ.
- Xây dựng trung tâm giám sát, phân tích và điều hành an ninh mạng ngành tài nguyên và môi trường (SOC) kết nối, chia sẻ với Trung tâm an toàn không gian mạng quốc gia.
d. Phát triển Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường
- Phát triển, xây dựng các hệ thống thông tin nội bộ, chuyên ngành sử dụng công nghệ thông minh phân tích, xử lý, trình bầy thông tin, dữ liệu trên các nền tảng số phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị trong ngành và cung cấp dịch vụ thuận tiện, an toàn, nhanh chóng cho người dân và doanh nghiệp.
- Đổi mới, nâng cấp Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử, tích hợp các công nghệ thông minh, khai phá dữ liệu hành chính, cung cấp tiện ích, thông minh hóa xử lý văn bản đi, đến, hồ sơ điện tử.
đ. Chuyển đổi số một số lĩnh vực quan trọng như đất đai, khí tượng thủy văn, môi trường... phục vụ công tác quản lý nhà nước, nhu cầu của xã hội.
Nội dung đầu tư:
a. Phát triển hạ tầng số Đầu tư hạ tầng số, các Trung tâm dữ liệu của Bộ phục vụ chuyển đổi số của ngành tài nguyên và môi trường, cụ thể:
- Đầu tư hạ tầng số tại Trụ sở Bộ Hi88 C: Trang Chủ và Trung tâm dữ liệu tại Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường gồm: Hạ tầng mạng; Hạ tầng tính toán, lưu trữ; Hạ tầng phụ trợ.
- Hạ tầng số phát triển Chính phủ số gồm: Thiết bị phòng họp trực tuyến lớn của Bộ; Thiết bị họp trực tuyến cho phòng họp nhỏ; Thiết bị họp trực tuyến phục vụ kết nối hệ thống họp trực tuyến của Chính phủ; Máy tính họp trực tuyến cho Khối cơ quan Bộ; Máy tính phục vụ tác nghiệp chuyển đổi số của Khối cơ quan Bộ; Máy tính, máy in phục vụ soản thảo văn bản mật khối cơ quan Bộ; Máy ký số (HSM); Trang thiết bị tác nghiệp cho phòng tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính, một cửa của Bộ.
b. Xây dựng nền tảng số
Đầu tư và hoàn thiện xây dựng một số nền tảng công nghệ cung cấp, chia sẻ dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường gồm: nền tảng họp trực tuyến; phần mềm nền tảng ảo hóa điện toán đám mây; nền tảng định danh và xác thực người dùng liên thông hệ thống Quản lý cán bộ công chức viên chức ngành tài nguyên và môi trường.
c. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin
Đầu tư, nâng cấp và bổ sung các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các Trung tâm dữ liệu của Bộ và các hệ thống thông tin của các đơn vị trực thuộc, bao gồm: Hệ thống an toàn thông tin Trung tâm dữ liệu tại Trụ sở Bộ và tại Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên và môi trường; đầu tư một phần Trung tâm giám sát, phân tích và điều hành an ninh mạng ngành tài nguyên và môi trường (SOC) kết nối, chia sẻ với Trung tâm an toàn không gian mạng quốc gia (đầu tư giải pháp SIEM - Quản lý sự kiện và nhật ký tập trung); Giải pháp dò quét, quản lý lỗ hổng bảo mật; Giải pháp dò quét lỗ hổng mã nguồn.
d. Phát triển Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường
Đổi mới, nâng cấp các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành bao gồm: Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử; hệ thống Cổng thông tin điện tử; Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Hi88 C: Trang Chủ .
đ. Chuyển đổi số một số lĩnh vực quan trọng như đất đai, khí tượng thuỷ văn, môi trường… phục vụ công tác quản lý nhà nước, nhu cầu của xã hội
- Đầu tư nền tảng thu nhận dữ liệu gồm nền tảng thu nhận dữ liệu công nghệ IoT, nền tảng thu nhận dữ liệu camera cho các lĩnh vực ưu tiên.
- Xây dựng hệ thống kho lưu trữ điện tử tập trung Bộ Hi88 C: Trang Chủ
Địa điểm đầu tư:
- Trụ sở cơ quan Bộ Hi88 C: Trang Chủ
- Trụ sở Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường.
Thời gian: 2022-2025
Ý kiến bạn đọc