Đó là, cột mốc số 30 - đoạn nối giữa 2 trạm kiểm soát cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai, Việt Nam) với Oyadav (Ratanakiri, Campuchia) và cột mốc 275, tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên - Phnom Den (An Giang – Takeo).
Việt Nam và Campuchia có biên giới đất liền dài khoảng 1.137 km, đi qua địa giới hành chính 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia. Với việc hoàn thành xây dựng 2 cột mốc này, hai nước đã hoàn thành việc xác định, xây dựng tất cả cột mốc đại tại 10/10 cặp cửa khẩu quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng, thể hiện quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân hai nước trong việc sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia. Việc khánh thành hai cột mốc biên giới mới góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, không ngừng củng cố và phát triển theo phương châm "láng giềng, hữu nghị truyền thống, hợp tác, phát triển bền vững, lâu dài"; thúc đẩy giao lưu, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, du lịch và an ninh quốc phòng.
Thủ tướng Hun Sen hy vọng hai bên sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc, xây dựng một đường biên giới chính xác, công bằng trên cơ sở luật pháp mỗi nước cũng như phù hợp với luật pháp quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa hai nước Campuchia và Việt Nam, xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hòa bình và luôn là người láng giềng tốt, đối tác chiến lược.
Ngày 3/6/2005, Bugari đã ban hành Pháp lệnh Quy định về nội dung, điều kiện, trình tự xây dựng và bảo trì, đăng ký các bản đồ chuyên ngành đối với hạ tầng viễn thông được thi công bởi các nhà khai thác mạng viễn thông. Pháp lệnh quy định chi tiết về nội dung, hệ tọa độ, độ cao, độ chính xác của các công trình, định dạng bản đồ, thông tin dữ liệu, phê duyệt, đăng ký, quản lý và bảo trì các bản đồ do các nhà khai thác mạng viễn thông thành lập. Pháp lệnh quy định: Khi thực hiện bản đồ chuyên ngành và đăng ký cơ sở hạ tầng viễn thông phải sử dụng các dữ liệu từ bản đồ địa chính, bản đồ địa hình quốc gia; hệ thống tọa độ, các tỉ lệ, bảng chắp và danh pháp của các bản đồ chuyên ngành của các cơ sở hạ tầng viễn thông phải trùng với các bản đồ địa chính; hệ thống thông tin của các nhà khai thác viễn thông phải được duy trì sự kết nối với các hệ thống thông tin của Cơ quan ĐĐ&BĐ theo các điều kiện và trình tự đã quy định; dữ liệu chuyên ngành từ bản đồ các cơ sở hạ tầng viễn thông có thể được chứa trong địa chính như dữ liệu bổ sung, được cập nhật, bảo quản và được thừa nhận dưới điều kiện và đã được xác định bằng hợp đồng giữa Cơ quan Đo đạc và Bản đồ (ĐĐ&BĐ) với nhà khai thác mạng viễn thông.
Malaysia
Cục ĐĐ&BĐ Malaysia (JUPEM) được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng dữ liệu công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trên CSDL do các cơ quan hạ tầng kỹ thuật cung cấp để duy trì kho dữ liệu như một trung tâm dữ liệu công trình hạ tầng kỹ thuật. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, JUPEM sử dụng hệ thống bản đồ và phát triển một CSDL công trình xây dựng, hạ tầng kỹ thuật ngầm quốc gia gọi là PADU. Mục tiêu chính là hoạt động như một kho lưu trữ dữ liệu công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đáng tin cậy và chính xác, bao gồm cáp năng lượng và viễn thông, khí đốt, nước và đường ống thoát nước.
Năm 2006, JUPEM biên soạn Hướng dẫn tiêu chuẩn cho Lập bản đồ công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (Thông tư do Tổng Giám đốc Cục ĐĐ&BĐ ban hành tháng 1/2006) với mục đích cung cấp các tiêu chuẩn thủ tục cho việc thu thập, biên soạn và trình bày dữ liệu công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm. Hướng dẫn này cung cấp thông số kỹ thuật trên bản đồ công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, xây dựng và bảo trì công trình ngầm CSDL công trình hạ tầng kỹ thuật mà các nguồn dữ liệu công trình hạ tầng kỹ thuật do các cơ quan hạ tầng kỹ thuật cung cấp. Sau đó, dữ liệu được chia sẻ và sử dụng bởi các cơ quan khác nhau liên quan đến việc tái phát triển của khu vực. Mức chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật được phân loại mức độ chất lượng A, B, C và D như một số quốc gia khác. Trên cơ sở kiểm tra các dữ liệu do các cơ quan hạ tầng kỹ thuật cung cấp, JUPEM thấy rằng có sự sai khác rất lớn giữa hai kết quả, có nơi sự sai lệch lên đến 9 m.
Hoa Kỳ
Năm 2003, Hoa Kỳ đã ban hành Tiêu chuẩn hướng dẫn cho việc thu thập và mô tả các công trình hạ tầng kỹ thuật dưới bề mặt đất. Hệ thống pháp lý rất đề cao vai trò của tiêu chuẩn này, coi đây là tài liệu quan trọng trong việc xét xử các vụ việc xảy ra liên quan đến trách nhiệm của các bên khi thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm. Mục đích của tiêu chuẩn này là đưa ra một hệ thống phân loại chất lượng của dữ liệu công trình hạ tầng kỹ thuật hiện có dưới mặt đất, giúp các chủ dự án, kỹ sư, nhà nhà xây dựng đưa ra các phương án thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức tối thiểu. Tiêu chuẩn đã đưa ra 4 mức chất lượng khác nhau theo ký hiệu A, B, C, D phù hợp với các mức yêu cầu khác nhau của khu vực thi công và mức độ phức tạp của công trình, thiết bị.
Anh
Tháng 3/2013, Anh đã ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật PAS 128 áp dụng cho việc phát hiện, xác minh và xác định vị trí của các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm chưa có thông tin hoặc vị trí chưa được xác định rõ ràng, chính xác; tạo thuận lợi cho việc định vị cơ sở hạ tầng hạ tầng kỹ thuật ngầm. Văn bản này đã đưa ra các yêu cầu về tính đầy đủ, độ chính xác của dữ liệu phục vụ cho các mục đích khác nhau, chất lượng mong muốn của dữ liệu đó và phương tiện để đánh giá nhằm bảo đảm sự tin tưởng của người sử dụng vào các dữ liệu.
Canada
Năm 2011, Canada đã ban hành tiêu chuẩn S250 về lập bản đồ cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngầm dựa trên tiêu chuẩn ASCE 38-02 của Hoa Kỳ và quy định về việc lập bản đồ và hồ sơ quản lý cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngầm. Tiêu chuẩn được phát triển do nhu cầu của các chủ sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngầm, Liên đoàn đô thị Canada, các nhà thầu và định vị để cải thiện quá trình thu thập dữ liệu và làm chính xác và rõ ràng các hồ sơ hiện có.
Tiêu chuẩn S250 về lập bản đồ cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngầm được sử dụng làm quy định chung cho tốt nhất đối với việc lập bản đồ, mô tả và quản lý hồ sơ trên khắp Canada. Tiêu chuẩn S250 đã mở rộng tiêu chuẩn ASCE 38-02 của Hoa Kỳ bằng cách đưa ra các yêu cầu đối với việc thành lập, lưu trữ, phân phối và sử dụng hồ sơ, bản đồ để bảo đảm các cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngầm dễ nhận biết và có thể định vị chính xác vị trí của thiết bị ngầm.
Ôxtrâylia
Tháng 6/2013, Ôxtrâylia ban hành tiêu chuẩn 5488-2013 về phân loại các lớp dưới bề mặt thông tin cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngầm để cung cấp cho chủ sở hữu, điều hành và định vị cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngầm với các quy định việc phân loại phù hợp của thông tin liên quan đến các cơ sở hạ tầng kỹ thuật dưới mặt đất. Tiêu chuẩn này cũng cung cấp hướng dẫn về phương pháp thu thập và sử dụng thông tin về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngầm cho người sử dụng.
Qua nghiên cứu về công tác xây dựng, quản lý công trình xây dựng, hạ tầng kỹ thuật ngầm ở một số quốc gia và Việt Nam cho thấy: Ở Việt Nam còn thiếu các quy định của pháp luật về xây dựng, cập nhật CSDL không gian và bản đồ, công trình xây dựng, hạ tầng kỹ thuật ngầm. Vì vậy, việc ban hành đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật rất quan trọng và cấp thiết, phục vụ kịp thời công tác quy hoạch, xây dựng, bảo trì không gian, hạ tầng kỹ thuật ngầm. Việc tổ chức xây dựng, cập nhật, quản lý, sử dụng, quản lý hệ thống CSDL, bản đồ không gian, hạ tầng kỹ thuật ngầm cần được quy định rất chặt chẽ và kết quả cuối cùng cần được cơ quan quản lý về ĐĐ&BĐ kiểm tra, hoàn thiện, tích hợp để công bố, sử dụng chung cho tất cả các hoạt động có liên quan của các tổ chức và cá nhân.
Ý kiến bạn đọc